Tại Sao Quả Bơ Bị Chỉ , Xơ Đen Trong Phần Thịt Của Quả Bơ ? Tình hình là nhà vườn, khách mua bơ và những vựa cung cấp bơ đau đầu khi phản ánh lên hội bơ tình trạng bơ bị xơ đen chay chỉ làm giảm chất lượng quả bơ. Hôm nay Cây Giống Bơ xin phân tích những nguyên nhân làm cho quả bơ bị xơ đen, chạy chỉ trong phần cơm mời các bạn cùng theo dõi:Trước khi đi vào phân tích vấn đề bơ bị xơ đen thì chúng tôi xin chân thành cảm ơn và mong muốn các bạn có thể đóng góp thêm thông tin để chúng tôi hoàn thiện bài viết này nhằm chia sẻ thêm cho mọi người. Với mong muốn làm ra những quả bơ chất lượng hơn để nâng tầm giá trị cho quả bơ.Dưới đây là một vài kinh nghiệm cá nhận xin được chia sẻ cùng mọi người;
1.Giống bơ trồng không phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu.
Có những giống bơ phù hợp khí hậu mát, lạnh và độ cao so với mực nước biển từ 1000 m nhưng người trồng không tìm hiểu kĩ đem trồng ở những vùng đất thấp và có khí hậu nóng. Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất quả bơ làm cho bơ không đạt được chất lượng như mong muốn.
Có những giống bơ không đạt chất lượng và thường xuyên bị xơ dù đã chăm sóc đúng qui trình. Những giống bơ này cần thay đổi những giống bơ tốt hơn. Ví dụ: Giống bơ Lamb Hass được tròng ở Tây Nguyên dù đã nghiên cứu là phù hợp với khí hậu nhưng tỉ lệ bị xơ trên cây gần như 50%. Hiện bà con đã cắt và ghép cải tạo lại những giống mới.
Để chọn được những loại giống trồng phù hợp từng vùng đất bà con nên tìm hiểu kĩ và có sự khảo nghiệm thực tế mà những nhà vườn đi trước họ đã trồng thành công.
2. Qui trình canh tác chăm sóc chưa hợp lí.
Vấn đề này thể hiện việc chăm sóc của nhà vườn do bón phân không hợp lí cho từng thời kì sinh trưởng của quả bơ làm cho quả bơ mất cân bằng dinh dưỡng. Ví dụ thời kì mang trái thay vì giảm hàm lượng đạm cho cây và tăng hàm lượng Kali cho phù hợp để cung cấp dinh dưỡng cho trái, chúng ta lại bón nhiều đạm làm quả bơ không chắc thịt, tỉ lệ nước của quả bơ cao.
Cây trong thời kì nuôi trái yếu tố trung lượng, vi lượng cực kì quan trọng đến chất lượng trái như: Canxi, Bo, Đồng, Kẽm, Magie, Silic,.. cần bổ sung trung vi lượng để tăng chất lượng cho phần thịt của quả bơ.
3.Cây bệnh gốc làm giảm quá trình cung cấp dinh dưỡng cho trái.
Có trường hợp mùa vụ năm rồi cây bơ ăn rất ngon và không bị xơ, vụ mùa năm tới lại bị xơ đen trường hợp này bà con lưu ý xem lại qui trình chăm sóc như đã nói tại mục 2, nếu xét thấy đã chăm sóc hợp lí tại qui trình 2 đã chuẩn mà vẫn bị xơ đen thì chúng tôi xin chia sẻ trường hợp này chúng tôi đã gặp đó là gốc bơ bị bệnh thối thân, đây là bệnh thường gặp trên cây bơ và ảnh hưởng đến chất lượng quả bơ do dinh dưỡng không cung cấp đủ cho trái vì các mạch dẫn của cây đã bị bệnh hại tấn công.
Gốc ghép luôn bị xơ dù đã cắt đi ghép lại giống khác trường hợp này nếu đã ghép lại mà vẫn bị xơ đen dù gốc không bệnh thì tốt nhất nên bỏ luôn gốc.
4. Biến đổi khí hậu
Vấn đề mưa nắng thất thường năm lạnh năm không lạnh, năm mưa ít năm mưa nhiều,... Sự thay đổi đột ngột của thời tiết làm cho chất lượng bơ thay đổi và dẫn đến tỉ lệ xơ đen trên quả bơ nhiều hơn so với những năm thời tiết ổn định.
5.Thu hoạch và bảo quản quả bơ
Đây là trường khá phổ biến có một số giống bơ hai non khoảng 7 tuổi vẫn chín và không bị xơ đen nhưng có một số giống bơ nếu thu hoạch tầm tuổi đó quả bơ chưa hoàn thiện phần cơm khi chín bị đen đầu, chạy chỉ phần cơm. Vì vậy bà con nên thu hoạch quả bơ từ 8 tuổi đến 9 tuổi là ok.
Phần quả bơ chưa đủ tuổi do thu hoạch làm cho quả bơ bị thối đầu và bị xơ đen trong phần thịt của quả bơ Trên đây là những chia sẻ cả nhân của chúng tôi qua quá trình nghiên cứu. Nếu có sai xót xin bạn đọc góp ý cho chúng tôi để chúng tôi hoàn thiện bài viết tốt hơn. Xin cảm ơn đã quan tâm.
xem: 66375 | cập nhật: 09/07/2019 09:53