Các Mô Hình Trồng Bơ Hiện Nay Bà con nông dân có ý định trồng bơ nhưng không biết lựa chọn mô hình nào là phù hợp với giá đình và đặc thù của phần đất mình đang có. Hôm nay Cây Giống Bơ xin giới thiệu một những mô hình trồng bơ phổ biến hiện nay. Mời bà con cũng theo dõi:
Chế độ trồng thuần
Khái niệm trồng thuần
Trồng thuần Bơ
Trồng thuần là trồng một loại cây trồng hay một giống cây trồng trên một diện tích đất trong suốt quá trình từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch cây trồng đó. Trồng thuần Bơ là chỉ trồng mỗi một cây Bơ trên một đám đất.
Ưu nhược điểm của trồng thuần Bơ
Ưu điểm:
Dễ chăm sóc, thu hoạch
Thuận lợi cho việc cơ giới hóa
Ít lây lan sâu bệnh hại
Nhược điểm:
Chưa tận dụng hết ánh sáng, dinh dưỡng
Các mô hình trồng thuần Bơ
Cây Bơ trồng thuần trên đất dốc.
Trồng thuần cây Bơ trên đất bằng phẳng, ít dốc.
Chế độ trồng xen
Khái niệm trồng xen
Trên cùng một diện tích đất, cùng thời gian ta gieo trồng hai hay nhiều loại cây trồng khác nhau theo một qui tắc nhất định, nhằm nâng cao sản lượng cây trồng trên một đơn vị diện tích.Mô hình trồng bơ xen đinh lăng của gia đình ông Nguyễn Văn Ngay (Ấp Đông, xã Hòa Long, TP-Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu)
Ví dụ: xen canh cây Bơ + cây Cà phê, Trồng bơ + Tiêu, Trồng bơ + Đinh LăngMô hình trồng bơ xen cà phê được nhiều gia đình nông dân tại Tây Nguyên áp dụng
Ưu nhược điểm trồng xen cây Bơ
Ưu điểm:
Tận dụng được triệt để ánh sáng, dinh dưỡng đất
Lợi dụng được mối quan hệ cộng sinh tương hỗ giữa các loại cây trồng
Có khả năng cải tạo và chống xói mòn đất
Giảm được cỏ dại
Tăng thu nhập
Nhược điểm:
Khai thác đất triệt để
Khó cơ giới hóa
Khó phòng trừ cỏ dại và sâu bệnh
Khó thu hoạch
Nguyên tắc trồng xen cây Bơ
Tổng sản lượng thu được phải lớn hơn trồng thuần
Tôn trọng cây trồng chính; không gây trở ngại cho cây trồng chính; phải đảm bảo cây trồng xen không trùng nguồn sâu bệnh với cây trồng chính.
Trong thực hiện xen canh, đất không bị xấu đi mà phải được cải tạo. Cần phải đầu tư phân bón đúng mức hoặc tiến hành xen canh với cây họ Đậu.
Nên trồng mỗi loại cây trồng theo từng hàng riêng biệt hoặc từng băng có lợi cho việc tận dụng ánh sáng, dinh dưỡng và việc tưới nước hoặc cơ giới hóa.
Các mô hình trồng xen cây Bơ
Trồng xen canh với cây Bơ là một trong những phương pháp dễ áp dụng. Trồng xen canh với các loại cây khác nhằm đa dạng hóa cây trồng, không chỉ tiết kiệm được công chăm sóc mà bà con còn tận dụng được tối đa quỹ đất trống để tăng nguồn thu nhập.
Khi trồng xen canh sẽ giảm công chăm sóc, lại tận dụng phân bón từ các cây trồng xen với nhau, tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tư.
Đặc biệt, trồng xen ở những nơi đất dốc sẽ tạo thành một tầng thảm thực vật có tác dụng chống xói mòn, bảo vệ đất và giữ độ ẩm cho đất vừa hạn chế cỏ dại vừa giảm bớt được công chăm sóc cây trồng hàng năm.
Bơ có thể trồng xen với các loại cây trồng sau:
Cây Bơ trồng xen cây Cà phê, Tiêu,...
Trồng xen cây Bơ với cây Chuối và cây Ngô
Bơ xen Gừng, Nghệ, cây họ đậu, cây Lúa cạn….
Chế độ trồng phân tán
Khái niệm trồng phân tán:
Trồng phân tán là tận dụng đất còn trống để trồng cây vào đó. Có thể trồng Bơ phân tán ở nhiều nơi khác nhau như: đất vườn, đất ven đường, ven kênh mương, trên bờ vùng, bờ đồng, trong các trường học, công sở, trên các mảnh đất nhỏ phân tán khác…
Tác dụng của trồng phân tán với cây Bơ
Bơ trồng phân tán quanh vườn nhà
Cung cấp quả bơ cho nhu cầu tại chỗ;
Tăng thu nhập: mỗi cây Bơ có thể cho thu nhập từ 2-5 triệu đồng;
Làm cây che bóng mát;
Bảo vệ môi trường.
Các mô hình trồng phân tán Bơ
Cây Bơ có thể trồng phân tán ở nhiều nơi như trồng quanh vườn nhà, trồng trong khuôn viên của các cơ quan, trường học, trạm y tế, trồng trên đường đi…
xem: 9115 | cập nhật: 29/07/2019 16:06